Chú ý. Trang web có một số hình ảnh mang tính chất y học. Quý vị cân nhắc trước khi xem nội dung.
25/02/2022 - 5:02 PMBs Nguyễn Dư Tuy 473 Lượt xem

 

VI KHUẨN HP DẠ DÀY LÀ GÌ?

 

Vi khuẩn H.Pylori là một vi khuẩn được tìm thấy trong Dạ dày của hơn một nửa triệu dân số thế giới. Ở một số người nó có thể gây viêm lớp bề mặt Dạ dày và có thể đưa tới loét Dạ dày.

H. Pylori là một vi khuẩn gram âm, hình dạng như một que cong có 2 đến 6 lông roi, giống như những loại có nhiều đuôi. Tất cả đều được sử dụng cho di chuyển, nó có Enzyme Urease, oxidse và Catalase và là một vi khuẩn hiếm khí, điều này có nghĩa là nó cần oxy để tồn tại, nhưng lại yêu cầu ít oxy hơn mức độ thường thấy trong không khí.

Viêm loét dạ dày cấp

I. Dạ dày.

Bên trong Dạ dày được chia làm 4 thành phần. Tâm vị, đáy vị, thân vị và môn vị. Còn bản thân môn vị được chia thành 2 phần chính là hang môn vị và ống môn vị. Chúng nối với phần đầu tiên của ruột non gọi là Tá tràng.

Viêm loét dạ dày nặng

Bình thường, thành bên trong của toàn bộ ống tiêu hoá là niêm mạc gồm 3 lớp tế bào:

Lớp trong cùng là lớp biểu mô, nó giúp hấp thu chất dinh dưỡng, tiết dịch nhầy và các Enzyme tiêu hoá.

Lớp ở giữa là lớp đệm( mô liên kết) có chứa mạch máu và mạch bạch huyết.

Lớp ngoài cùng của niêm mạc là lớp cơ niêm, đó là một lớp cơ trơn. Khi co sẽ giúp phân huỷ thức ăn.

Viêm loét dạ dày nguyên nhân

Lớp biểu mô, nằm bên dưới bề mặt Dạ dày tạo thành các hốc Dạ dày, những hốc này liên tục với các tuyến Dạ dày bên dưới, bao gồm nhiều tế bào biểu mô, mỗi loại tiết ra nhiều chất khác nhau.

VD Những tế bào cổ tuyến hoặc tế bào nhầy bề mặt, tiết chất nhầy, một hỗn hợp của nước và Glycoprotein bao phủ lên những tế bào biểu mô Dạ dày.

Toàn bộ enzyme tiêu hoá và acid HCl lơ lửng xung quanh, sẽ tiêu hoá lớp niêm mạc của Dạ dày và Tá tràng.

Nếu các tế bào biểu mô của chúng không được dịch nhầy bao phủ và bảo vệ, bên trong tuyến vị đặc biệt ở thân và đáy vị là các tế bào viền, tiết ra acid HCl giúp duy trì độ PH trong Dạ dày. Các tế bào chính cũng tiết Pepsinogen để tiêu hoá Protein, sau đó các tế bào G tiết ra Gastrin với một số tác dụng bao gồm kích thích tế bào viền.

II. Đường lây vi khuẩn HP

Nhiễm vi khuẩn H. Pylori được cho là lây qua đường Phân- miệng, Dạ dày- miệng và có thể là đường Miệng- miệng, Dạ dày- dạ dày, từ một người bị nhiễm đến người khác, điều này có nghĩa là vi khuẩn đã xuyên qua thức ăn hay nước uống bị nhiễm hay thậm chí trực tiếp qua phân, dịch hoặc nước bọt.

Bài thuốc chữa viêm dạ dày

Tuy thực hiện cách thức riêng để vào cơ thể, một khi vi khuẩn đến bên trong dạ dày nó sử dụng lông roi để tạo chuyển động đẩy hướng vào lớp bề mặt dạ dày, điều đặc trưng là vi khuẩn sẽ di chuyển đến những vùng có PH ít acid hơn như hang môn vị, nơi có ít tế bào viền hơn, sau đó sử dụng Protein kết dính để bám vào bề mặt tế bào cổ tuyến nơi vi khuẩn có thể tiết ra một lượng các yếu tố gây hại và dẫn tới phá huỷ lớp niêm mạc.

Một trong những enzyme quan trọng cho sự tồn tại của vi khuẩn là Urease vì nó chuyển hoá Urea trong dịch Dạ dày thành C02 và NH3. Amoniac( NH3) là phân tử Bazo làm kiềm hoá môi trường acid dạ dày tại chỗ và bảo vệ vi khuẩn H. Pylori khỏi sự khắc nghiệt của môi trường acid dạ dày. Trong khi bản thân vi khuẩn H. Pylori không chính thức đi vào tế bào biểu mô thì một số yếu tố có hại do nó tiết ra lại gây tổn thương lan rộng trên những tế bào biểu mô này.

VD Một số loài của vi khuẩn H. Pylori sản xuất CagA gây cản trở sự gắn kết giữa các tế bào biểu mô mà bình thường giúp bảo vệ các lớp niêm mạc bên dưới, điều đó gây ra một đáp ứng miễn dịch viêm trong thành Dạ dày gọi là viêm Dạ dày, khi những tế bào miễn dịch đơn nhân bị lôi kéo tới nơi nhiễm trùng.

Trong nhiễm mạn tính CagA có liên quan với sự phát triển của 2 ung thư dạ dày, ung thư mô lympho ở niêm mạc dạ dày hay MALT, gồm những tế bào B và ung thư tế bào tuyến gồm những tế bào bên trong tuyến vị.

Một số loài H. Pylori sản xuất ngoại độc tố tạo không bào Cytoxin A hay VacA gây chết tế bào biểu mô và làm lộ ra những lớp niêm mạc bên dưới với acid dạ dày, khi các tế bào lần lượt chết nhiều hơn, những lỗ sâu xuyên tới niêm mạc được hình thành- gọi là ổ loét. Bây giờ tình trạng viêm cũng kích thích tế bào G tiết hocmone Gastrin, hocmone này thậm chí quay lại tế bào viền sản xuất nhiều acid HCl hơn nữa. Tất cả lượng acid dư này thúc đẩy sựu hình thành của cả loét Dạ dày và loét Tá tràng.

Viêm loét dạ dày ăn gì

Sự khác biệt chủ yếu là vị trí chính xác của viêm Dạ dày, viêm hang môn vị Dạ dày dẫn đến loét Tá tràng. Trong khi viêm thân vị dẫn đến loét Dạ dày, những vết loét rất sâu có thể ăn mòn những mạch máu bên dưới và thậm chí có thể ăn xuyên tới thành Dạ dày, đặc biệt ở Tá tràng gây ra thủng.

Cuối cùng rất hiếm khi loét Tá tràng kéo dài đến ống môn vị, đôi khi có thể có phù nề hoặc tạo sẹo quá mức làm tắc nghẽn con đường bình thường của dịch thức ăn từ Dạ dày xuống Tá tràng.

Thuốc trị viêm loét dạ dày tốt nhất

Đa số những người có H. Pylori không có bất kỳ triệu chứng nào và nó có thể đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái tự nhiên của dạ dày nhưng ở một số người có thể đưa tới tình trạng nhiễm trùng mạn tính đặc biệt ở những loài có CagA và VacA đều có thể gây ra những triệu chứng như ợ nóng, khó thở, chán ăn, kèm hay không kèm sụt cân, đau bụng vùng trên Dạ dày và đau nhiều hơn sau ăn vài giờ. Những vết loét dẫn tới rò mạch máu có thể gây chảy máu và có máu trong dịch ói hay trong phân. Nếu một động mạch gần đó bị rò có thể dẫn tới mất máu nhanh và shock.

Nếu một lỗ thủng xuất hiện, không khí có thể tích tụ ngay dưới cơ hoành, kích thích thần kinh hoành và gây đau lan lên vai. Cuối cùng, tình trạng nhiễm vi khuẩn mạn tính cũng có thể dẫn tới thiếu máu mạn tính, thiếu sắt nghi là do vi khuẩn đã ăn mất sắt trong thức ăn trước khi bạn có thể lấy sắt.

III. Cách chẩn đoán nhiễm vi khuẩn H. Pylori.

Test kháng nguyên trong phân, trong mẫu máu hoặc test hơi thở Urease mà Ure đã được đánh dấu có thể được dùng để phát hiện vi khuẩn hoặc Enzyme Urease. Sau cùng, nội soi tiêu hoá trên có thể được dùng để làm sinh thiết Dạ dày.

Viêm loét dạ dày ăn kiêng gì

Cuối cùng, một chẩn đoán có thể thành phân lập bằng cách nuôi cấy ra vi khuẩn H. Pylori từ mẫu sinh thiết Dạ dày khi không có triệu chứng lâm sàng thì nhiễm H. Pylori không được điều trị đặc hiệu.

Tóm lại:

Vi khuẩn H. Pylori là một vi khuẩn gram âm, vi khuẩn vi hiếm khí thường thấy nhất trong Dạ dày, phần lớn những người nhiễm vi khuẩn này không có triệu chứng và nó có thể đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái tự nhiên của Dạ dày. Nó liên quan với sự phát triển của loét Dạ dày và Tá tràng. U limpho MALT ( U mô lympho ở niêm mạc Dạ dày và ung thư Dạ dày)

Tình trạng nhiễm cấp tính có thể xuất hiện bằng một viêm Dạ dày cấp với biểu hiện đau bụng hoặc buồn nôn. 

 

 

Đánh giá: 

Điểm 5 /5 dựa vào 1 đánh giá
Gửi đánh giá của bạn về bài viết:    Gửi đánh giá
Tin liên quan

Điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa bằng thuốc Đông y Dr Dư Tuy Điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa bằng thuốc Đông y Dr Dư Tuy
Rối loạn tiêu hóa là một tình trạng phổ biến mà gần như ai cũng từng trải qua ít nhất một lần trong đời. Dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó gây...

Đau đại tràng cần ăn theo chế độ dinh dưỡng như thế nào Đau đại tràng cần ăn theo chế độ dinh dưỡng như thế nào
Viêm đại tràng là một bệnh lý đầy phiền toái, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người mắc phải. Để quản lý tốt bệnh lý này, việc...

Viêm đại tràng nên uống thuốc gì? Viêm đại tràng nên uống thuốc gì?
Viêm đại tràng, một tình trạng lâm sàng phổ biến, có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau bên dưới, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, và nhiều vấn đề...

Thuốc chữa bệnh đại tràng hiệu quả Thuốc chữa bệnh đại tràng hiệu quả
Bài viết này sẽ giới thiệu về thuốc chữa bệnh đại tràng, đánh giá hiệu quả và khái niệm về bệnh đại tràng. Ngoài ra, cũng sẽ trả lời câu hỏi liệu uống...

Bệnh dạ dày có chữa dứt điểm được không? Bệnh dạ dày có chữa dứt điểm được không?
Bệnh dạ dày là một vấn đề sức khỏe phổ biến và gây khá nhiều phiền toái cho người bệnh. Nhiều người thắc mắc liệu rằng liệu bệnh dạ dày có thể được...

Người bị bệnh dạ dày nên kiêng gì Người bị bệnh dạ dày nên kiêng gì
Bệnh dạ dày là một trong những vấn đề sức khoẻ phổ biến, có thể gây ra rất nhiều khó khăn và khó chịu cho người bị. Để quản lý tình trạng dạ dày và...

Thuốc Đông y điều trị bệnh lý dạ dày - đại tràng Thuốc Đông y điều trị bệnh lý dạ dày - đại tràng
Bệnh lý dạ dày - đại tràng là một tập hợp các vấn đề và rối loạn liên quan đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày (parteỏm dạ dày) và đại tràng. Đây...

Thuốc Đông y chữa dạ dày Thuốc Đông y chữa dạ dày
Vì những nguy cơ và tác dụng phụ khi dùng thuốc tây y, ngày càng có nhiều người tìm đến cách điều trị viêm dạ dày bằng đông y. Phương pháp này đã được...

Tìm hiểu về một số bệnh liên quan đến đại tràng hiện nay Tìm hiểu về một số bệnh liên quan đến đại tràng hiện nay
Đại tràng là một phần quan trọng trong hệ thống tiêu hoá của cơ thể. Ngoài việc hấp thu nước và các chất dinh dưỡng còn lại từ thức ăn đã tiêu hoá, đại...

Thuốc Đông y điều trị viêm đại tràng hiệu quả Thuốc Đông y điều trị viêm đại tràng hiệu quả
Viêm đại tràng mãn tính là một vấn đề nghiêm trọng và có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm nhất là ung thư đại tràng. Theo thống kê của Bộ Y tế, 20% người...

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

QC 2 Qc1
Drdutuy.vn
Bs Nguyễn Dư Tuy
Căn 48- Thuỷ Nguyên- KĐT Ecopark- Văn Giang- Hưng Yên
( Gần trường Quốc tế Edison)
Thời gian làm việc: Sáng 8h-12h. Chiều 13h-16h
( Nghỉ chiều thứ 7 và ngày Chủ nhật)
 
Điện thoại, Zalo: 0989.745.077
Hotline: 0989.745.077
Email: caodanvetthuong@gmail.com
Mạng xã hội
Facebook youtube zalo
Bản quyền thuộc về Drdutuy.vn
Gọi ngay: 0989.745.077
zalo icon zalo icon