Chú ý. Trang web có một số hình ảnh mang tính chất y học. Quý vị cân nhắc trước khi xem nội dung.
25/07/2022 - 8:43 AMAdmin 163 Lượt xem

Thuốc Đông Y gia truyền chuyên đặc trị bệnh dạ dày- đại tràng - trào ngược thực quản AN TOÀN - HIỆU QUẢ tại Vĩnh Phúc

 

Bệnh viêm dạ dày – đại tràng là một bệnh thường xuất hiện ở mọi lứa tuổi, phân bổ đều ở nam và nữ. Trong giai đoạn bệnh mới phát hiện, bệnh có thể chữa trị được hoàn toàn. Tuy nhiên, khi để bệnh viêm dạ dày – đại tràng sang giai đoạn mạn tính hoặc có biến chứng, thì việc chữa trị căn bệnh này sẽ gặp nhiều khó khăn.  

Tình trạng bị đau dạ dày và đau đại tràng rất dễ xảy ra, tuy nhiên nếu không có một chế độ ăn uống hợp lý, kiểm soát triệu chứng kịp thời thì nguy cơ mắc cả hai bệnh cùng lúc là rất cao. Bệnh xảy ra do một số nguyên nhân sau:

  • Khả năng tiết axit của dạ dày nhằm mục đích nghiền nát thức ăn và tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại để đảm bảo rằng khi thức ăn được chuyển xuống ruột non không còn chứa các hại khuẩn. Tuy nhiên, khi mắc bệnh viêm đại tràng người bệnh phải uống thuốc thường xuyên khiến cho các hại khuẩn dễ dàng lọt xuống đại tràng, ruột non dẫn đến rối loạn, mất cân bằng hệ vi sinh vật tại đây. Hậu quả là số lượng hại khuẩn tăng cao hơn so với lợi khuẩn và gây ra rối loạn tiêu hóa, bùng phát cơn đau dạ dày. 

  • Ở người bị đau dạ dày thường sẽ được điều trị bằng phác đồ có kháng sinh. Một số trường hợp bị viêm dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp bắt buộc phải dùng nhiều hơn một loại kháng sinh. Tình trạng này vô tình giết chết lượng lớn lượng lợi khuẩn, gia tăng hại khuẩn và mất cân bằng tỷ lệ an toàn (thông thường là 85% lợi khuẩn – 15% hại khuẩn). Hậu quả của sự phá vỡ mức cân bằng này là rối loạn đại tràng gây đau đại tràng. 

 viem-da-day-dai-trang-va-cach-dieu-tri2

Để được tư vấn trực tiếp về điều trị các bệnh lý về dạ dày - đại tràng - tiêu hóa kém cho bệnh nhân tại Vĩnh Phúc, vui lòng liên hệ:

Bs Nguyễn Dư Tuy
Căn 48 - Thủy Nguyên - Khu đô thị Ecopack - Văn Giang - Hưng Yên
 
Điện thoại: 0989.745.077

Email: caodanvetthuong@gmail.com

 

Thuốc đặc trị các bệnh lý về dạ dày đại tràng Gia truyền tại Vĩnh Phúc của Bác sỹ Nguyễn Dư Tuy đã giúp cho nhiều bệnh nhân khỏi điều trị dứt điểm

 

 

Cách phân biệt đau dạ dày và đau đại tràng

Theo các chuyên gia, triệu chứng đau dạ dày và đau đại tràng khá giống nhau, vì vậy để chẩn đoán chính xác đâu là cơn đau dạ dày và đâu là cơn đau đại tràng cần dựa vào nhiều yếu tố như triệu chứng lâm sàng và kết hợp nội soi, làm xét nghiệm. 

Đối với đau dạ dày

Đau dạ dày (hay đau bao tử) là bệnh lý cực kỳ phổ biến ở đường tiêu hóa. Dạ dày có cấu tạo với 2 bộ phận chính là phần thân dạ dày và hang vị dạ dày. Trong đó có 4 lớp chính từ ngoài vào trong lần lượt gồm: thanh mạc, lớp cơ, lớp hạ niêm mạc và lớp niêm mạc. Cơ quan này đóng vai trò trong việc co bóp, tiêu hóa và bài tiết. Và cơn đau dạ dày thực chất là tình trạng tổn thương các niêm mạc dạ dày, viêm loét quá mức dẫn đến đau nhức âm ỉ, khiến người bệnh khó chịu, không thể hoạt động như bình thường.

1. Vị trí đau dạ dày

Các cơn đau dạ dày thường bùng phát ở 3 vị trí chính gồm:

  • Đau vùng thượng vị: Thượng vị là vị trí nằm trên rốn và dưới xương ức, chính xác là ở giữa hai bên xương sườn. Ở vị trí này, người bệnh sẽ cảm nhận cơn đau rất khó chịu, có lúc đau dữ dội, có lúc đau âm ỉ, thậm chí lan sang vùng ngực hoặc sau lưng.

  • Đau vùng bụng dưới bên trái: Cơn đau tại vị trí này thường xuất hiện khi người bệnh nhịn đói, sau khi ăn vào thì đỡ đau hơn nhưng kèm theo đó là tình trạng khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, tức bụng… 

  • Đau vùng bụng giữa: Tình trạng này còn được gọi là đau bụng quanh rốn. Cơn đau có lúc quặn thắt có lúc âm ỉ và lan sang nhiều vị trí trái phải lân cận, Kèm theo đó là triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, buồn nôn… 

2. Triệu chứng đau dạ dày

 

Cơn đau dạ dày thường được biểu hiện thông qua một số dấu hiệu sau đây:

  • Đau vùng thượng vị kèm theo đau tức ngực, đau bụng giữa hoặc bên trái, đặc biệt sau khi ăn no hoặc nhịn đói. 

  • Cảm giác buồn nôn khó chịu do dạ dày bị kích thích vì tổn thương viêm loét, thức ăn khó được tiêu hóa dễ bị đẩy ngược lên miệng và gây nôn ói. 

  • Đầy hơi, chướng bụng là triệu chứng xảy ra do dạ dày bị tổn thương khiến khả năng tiêu hóa thức ăn kém đi, thức ăn ứ đọng bên trong, tích tụ khí, mất cân bằng độ pH và gây ra đầy hơi, khó tiêu, ợ chua, trào ngược dạ dày thực quản… 

  • Người bệnh đau dạ dày thường có cảm giác chán ăn, thường xuyên không thấy đói hoặc đói nhưng ăn không ngon miệng. Lâu ngày khiến cơ thể không đáp ứng đủ năng lượng và dẫn đến suy nhược, suy dinh dưỡng.

  • Triệu chứng xấu nhất của đau dạ dày là gây xuất huyết tiêu hóa, đây cũng là dấu hiệu cho thấy bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn nặng. Tình trạng xuất huyết được biểu hiện thông qua việc nôn ra máu tươi hoặc đi ngoài có lẫn máu, phân màu cà phê… Lúc này người bệnh không nên chủ quan mà phải chủ động điều trị tích cực để tránh các biến chứng nguy hiểm. 

3. Nguyên nhân gây đau dạ dày

 

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày, có thể xuất phát từ một hoặc kết hợp từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: 

  • Nhiễm vi khuẩn Hp: Vi khuẩn Hp (Helicobater pylori) là loại vi khuẩn chủ yếu gây ra đau dạ dày với tỷ lệ 80% trên tổng số các trường hợp. Loại vi khuẩn này chủ yếu lây qua đường ăn uống, chúng có thể sống sót trong môi trường dạ dày với nồng độ axit đậm đặc, chúng tiết ra độc tố, làm viêm nhiễm và loét niêm mạc dạ dày. 

 

viem-da-day-va-cach-dieu-tri


  • Do ăn uống kém khoa học: Một số thói quen ăn uống kém khoa học làm tăng nguy cơ bị đau đại tràng như:

    • Ăn quá no cùng lúc hoặc nhịn đói; 

    • Ăn những món cay nóng, quá chua hay chiên xào nhiều dầu mỡ; 

    • Ăn không đúng giờ, ăn khuya thường xuyên; 

    • Ăn những món chưa nấu chín kỹ, thực phẩm hết hạn sử dụng, bẩn, ôi thiu… 

    • Nghiện các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… 

Đối với đau đại tràng

Đại tràng là cơ quan gồm 3 thành phần chính gồm kết tràng, manh tràng và trực tràng. Trong đó, kết tràng là bộ phận được chia làm 4 phần nhỏ gồm kết tràng lên, kết tràng xuống, kết tràng ngang và kết tràng xích ma. Đau đại tràng là khi một trong những bộ phận này bị tổn thương, dẫn đến viêm loét. 

1. Vị trí đau đại tràng

Cơn đau đại tràng thường xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau, có thể đau chung tại vùng bụng hoặc đau cụ thể tại một vị trí nào đó như dưới rốn. Mức độ cơn đau sẽ thay đổi với nhiều mức độ từ âm ỉ cho đến dữ dội. 

2. Triệu chứng đau đại tràng

  • Dấu hiệu của cơn đau đại tràng khá tương tự như đau dạ dày, có lúc đau âm ỉ lúc dữ dội hoặc đau quặn thắt vùng bụng dưới rốn. 

  • Mức độ đau thường có xu hướng giảm đi sau khi đi đại tiện hoặc tăng lên khi bị táo bón. 

  • Lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài. 

  • Đại tiện khó, phân lẫn máu, mủ và dính chất nhầy. 

3. Nguyên nhân gây đau đại tràng

Do với nguyên nhân đau đại tràng, thì đau dạ dày thường xuất phát từ những nguyên nhân nghiêm trọng hơn: 

  • Nhiễm khuẩn đường ruột: Có rất nhiều loại vi khuẩn, virus có khả năng tấn công vào đường ruột như vi khuẩn E. Coli, sán, lỵ, Salmonella, Rota… Chúng sinh sôi phát triển và gây tổn thương cho đại tràng trong ruột. 

  • Mắc bệnh Crohn: Bệnh Crohn là một dạng bệnh viêm ruột xuyên thành mạn tính. Tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa hoặc ở từng đoạn của đại tràng. Bệnh lý này đặc trưng với một số triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, rò trong, rò ngoài, áp xe hoặc một số triệu chứng ngoài ruột khác. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa… 

  • Bệnh táo bón: Rất nhiều trường hợp phát hiện mắc bệnh đại tràng là do tình trạng táo bón kéo dài. Bệnh thường gây ra vấn đề về đại tiện như đau bụng âm ỉ, đi ngoài ra máu hoặc phân dính máu… 

  • Bệnh lao: Các chuyên gia cho biết những người mắc bệnh lao thực quản, lao phổi… có nguy cơ cao mắc bệnh đại tràng, đau đại tràng do sự tấn công và xâm nhập của các vi khuẩn lao. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra tắc ruột, viêm đại tràng… bất kỳ lúc nào. 

 

Tìm hiểu về  một số các bệnh liên quan đến dạ dày - đại tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là một căn bệnh không hiếm gặp trong thời buổi hiện nay. Bệnh có thể xuất hiện ở cả thanh thiếu niên và người lớn, do đó mọi người không thể chủ quan đối với bệnh này. 

Thông thường tình trạng viêm loét dạ dày khi mới hình thành sẽ rất khó để nhận biết, làm người bệnh bị nhầm lẫn với những cơn đau bụng khác. Vì thế, bất kỳ ai cũng phải tìm hiểu bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và phác đồ điều trị để kịp thời phòng tránh và chữa dứt điểm.

Các bệnh về đường tiêu hóa là vấn đề phổ biến ở hầu hết mọi người với nhiều cấp độ nặng, nhẹ khác nhau. Chúng có thể xảy ra ở mọi đối tượng, không phân biệt độ tuổi.

 

Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Vi khuẩn H.Pylori là một vi khuẩn được tìm thấy trong Dạ dày của hơn một nửa triệu dân số thế giới. Ở một số người nó có thể gây viêm lớp bề mặt Dạ dày và có thể đưa tới loét Dạ dày.

H. Pylori là một vi khuẩn gram âm, hình dạng như một que cong có 2 đến 6 lông roi, giống như những loại có nhiều đuôi. Tất cả đều được sử dụng cho di chuyển, nó có Enzyme Urease, oxidse và Catalase và là một vi khuẩn hiếm khí, điều này có nghĩa là nó cần oxy để tồn tại, nhưng lại yêu cầu ít oxy hơn mức độ thường thấy trong không khí.Viêm loét dạ dày tá tràng không còn là một căn bệnh hiếm gặp đối với nhiều người. Căn bệnh này được chẩn đoán là do các vết viêm, loét trên niêm mạc của đầu ruột non hay còn gọi là dạ dày, tá tràng. 

Nhiễm vi khuẩn H. Pylori được cho là lây qua đường Phân- miệngDạ dày- miệng và có thể là đường Miệng- miệngDạ dày- dạ dày, từ một người bị nhiễm đến người khác, điều này có nghĩa là vi khuẩn đã xuyên qua thức ăn hay nước uống bị nhiễm hay thậm chí trực tiếp qua phân, dịch hoặc nước bọt.

Sự khác biệt chủ yếu là vị trí chính xác của viêm Dạ dày, viêm hang môn vị Dạ dày dẫn đến loét Tá tràng. Trong khi viêm thân vị dẫn đến loét Dạ dày, những vết loét rất sâu có thể ăn mòn những mạch máu bên dưới và thậm chí có thể ăn xuyên tới thành Dạ dày, đặc biệt ở Tá tràng gây ra thủng.

Cuối cùng rất hiếm khi loét Tá tràng kéo dài đến ống môn vị, đôi khi có thể có phù nề hoặc tạo sẹo quá mức làm tắc nghẽn con đường bình thường của dịch thức ăn từ Dạ dày xuống Tá tràng.

Thuốc trị viêm loét dạ dày tốt nhất

Những vết loét này xuất hiện khi lớp màng bên ngoài của dạ dày bị bào mòn, để lộ phần lớp dưới của ruột ra. Thông thường, người bệnh viêm loét dạ dày có 60% nguy cơ viêm loét ở dạ dày, 95% nguy cơ viêm loét tại tá tràng và 25% vết loét đến từ vòm cong của dạ dày chiếm kích thước nhỏ.

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Trào ngược dạ dày thực quản là một trong các bệnh về tiêu hóa thường gặp nhất ở cả người lớn và trẻ em.

Khi axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản sẽ gây ra tình trạng trào ngược axit. Nó làm bạn cảm thấy đau rát vùng giữa ngực. Trào ngược dạ dày thực quản thường xảy ra sau bữa ăn hoặc vào ban đêm.

Thỉnh thoảng, bạn vẫn có thể bị trào ngược axit hoặc ợ nóng. Song, nếu các triệu chứng làm ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của bạn hoặc xảy ra ít nhất hai lần mỗi tuần thì rất có khả năng bạn đã mắc chứng GERD.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, nếu bạn bị ợ nóng kéo dài, hôi miệng, buồn nôn, đau tức ở ngực hoặc ở phần trên của bụng, khó nuốt, khó thở, bạn hãy đến bệnh viện để được thăm khám.

Nếu bác sĩ kết luận bạn bị trào ngược dạ dày thực quản, bạn phải kiêng các loại thức ăn, đồ uống chua, cay và uống thuốc kháng axit theo chỉ định của bác sĩ. Trong một số trường hợp khác, bạn có thể phải phẫu thuật nếu bệnh ở mức độ nặng.

 Viêm loét đại tràng

Viêm đại tràng là tình trạng đại tràng bị vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm. Các tổn thương có thể khu trú tại một vài điểm hoặc lan rộng khắp niêm mạc đại tràng với nhiều mức độ khác nhau. Ở mức độ nhẹ, niêm mạc đại tràng kém bền vững và dễ bị chảy máu. Với mức độ nặng thì các vết viêm dễ bị loét, xung huyết, thậm chí tạo thành các áp-xe nhỏ.

Viêm đại tràng cấp tính thường biểu hiện theo từng đợt nhỏ. Nếu không được điều trị sớm sẽ tiến triển nặng thành viêm đại tràng mãn tính rất nguy hiểm và khó điều trị. Bệnh có thể biến chứng thành phình giãn đại tràng, nhiễm trùng huyết, thủng ruột, thậm chí gây ung thư đại tràng đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Xuất huyết đại tràng

Là một trong những bệnh đại tràng nguy hiểm, xảy ra khi đại tràng bị tổn thương nghiêm trọng. Lúc này, đại tràng bị sưng, viêm loét rộng dẫn đến giãn nở mạch máu và gây xuất huyết ở lớp niêm mạc dạ dày.

Bệnh lý này hết sức nguy hiểm vì nếu không được chữa trị sớm sẽ dẫn đến chảy máu ồ ạt khó cầm, thủng đại tràng, hoặc dẫn đến ung thư.Polyp đại tràng

Là bệnh lý mà các tế bào hình thành khối nhỏ ngay trên niêm mạc đại tràng. Thông thường, các khối polyp lành tính, không gây hại. Tuy nhiên, nếu để lâu, khối polyp này có thể phát triển thành ung thư đại tràng, gây hại cho sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Ngoài ra, nếu không được cắt bỏ sớm, các khối polyp sẽ phát triển lớn hơn và có nguy cơ làm tắc ruột, gây đau quặn vùng bụng và kèm theo nôi mửa.

Hội chứng ruột kích thích cũng là một trong các bệnh về đường tiêu hóa thường gặp

Hội chứng ruột kích thích khiến bạn gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu như táo bón hoặc tiêu chảy trong cùng một ngày, đầy hơi, khó tiêu…

Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ. Song, cách điều trị các triệu chứng chủ yếu dựa vào chế độ ăn uống phù hợp. Người bị hội chứng ruột kích thích nên tránh các bữa ăn nhiều chất béo và các loại thực phẩm có tính kích ứng từ sữa, rượu, caffeine, nước ngọt có ga..). Thay vào đó, người bệnh cần tăng cường ăn nhiều chất xơ và bổ sung men vi sinh.

Stress cũng làm kích hoạt các triệu chứng ruột kích thích. Vì vậy, bác sĩ có thể đề nghi bạn sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm liều thấp hoặc trị liệu bằng liệu pháp nhận thức hành vi.

Bệnh táo bón

Táo bón xảy ra khi bạn đi đại tiện ít hơn ba lần một tuần. Tình trạng này gây khó đi đại tiện, khó thải phân, phân cứng hoặc khô. Ngoài ra bạn còn có các triệu chứng như trướng bụng, chảy máu trong khi đi hoăc sau khi đi đại tiện. Nguyên nhân phổ biến gây táo bón bao gồm không ăn đủ chất xơ, không uống đủ nước, sử dụng một số loại thuốc đặc trị, thường xuyên căng thẳng, không vận động. Táo bón có thể xảy ra trong thai kỳ. Việc tăng mức độ hormone trong thai kỳ có thể làm cản trở hoạt động của hệ thống tiêu hóa.

thuoc-dieu-tri-da-day-dai-trang-an-toan-hieu-qua-tai-hai-duong

 

Bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào kể cả nam và nữ. Nếu ai rơi vào những trường hợp thuộc các yếu tố, nguy cơ của bệnh thì sẽ dễ dàng mắc phải bệnh chỉ sau một thời gian ngắn. 

Đầu tiên, yếu tố dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày phải kể đến đó là thói quen hút thuốc lá và sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia. Đây đều là những chất độc hại cho cơ thể nói chung và dạ dày nói riêng. Khi tiêu thụ rượu, bia, cơ thể sẽ tạo ra cortisol tăng nguy cơ viêm loét cho ruột non.

Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng đó chính là thói quen ăn uống và sinh hoạt thường ngày. Việc ăn uống không đủ các bữa, ăn uống không đúng giờ, giấc, nhịn đói, giảm cân không khoa học là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh. 

Nếu một người bình thường có chế độ sinh hoạt không điều độ, thường xuyên thức khuya hay ăn đồ cay nóng sẽ làm tăng nguy cơ gây ra bệnh viêm loét dạ dày chỉ sau một thời gian ngắn. Cùng với những yếu tố trên thì việc căng thẳng tột độ cũng ảnh hưởng đến cơ thể và dạ dày của bạn. Nguy cơ mắc bệnh dạ dày cũng tăng lên, cụ thể dạ dày sẽ bài tiết axit nhiều hơn bình thường. 

 

Có nên tin tưởng điều trị dạ dày đại tràng - rối loạn tiêu hóa bằng thuốc Đông y?

Thông thường, Tây y sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống co thắt, thuốc cầm tiêu chảy, nhuận tràng,… để điều trị viêm đại tràng. Thuốc Tây cho hiệu quả nhanh, đem lại cải thiện rõ rệt và đồng nhất. Chính vì vậy, phương pháp này được ưu tiên trong trường hợp viêm đại tràng cấp tính. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc Tây trong thời gian dài có thể gây ra nhiều rủi ro và tác dụng không mong muốn. Trong khi đó, thuốc Đông y điều trị dạ dày đại tràng được đánh giá có độ an toàn, lành tính cao và có thể sử dụng trong thời gian dài.

Bệnh thường biểu hiện ở dạng tỳ hư khí trệ và táo kết co thắt. Do đó, Đông y chủ về giải độc, đào thải độc tố, thúc đẩy lưu thông khí huyết, bổ thận gan, hồi phục chức năng nội tạng. Hơn nữa, các bài thuốc Đông y chữa viêm đại tràng không chỉ giúp làm giảm triệu chứng mà còn hỗ trợ điều hòa hoạt động tiêu hóa, tăng cường chức năng tá tràng, đại tràng và bồi bổ sức khỏe. Đông y chủ trị gốc bệnh, tấn công vào nguyên nhân, trái ngược với Tây y chủ trị triệu chứng, ngọn bệnh. Do đó, bệnh viêm đại tràng điều trị bằng Đông y hoàn toàn phù hợp. Là một bệnh lý tiêu hóa mãn tính cũng như ảnh hưởng tới nội tạng, thuốc Đông y điều trị dạ dày đại tràng giúp hỗ trợ phục hồi chức năng đại tràng, bài trừ độc tố, thanh lọc cơ thể, dứt điểm bệnh từ gốc một cách an toàn, lành tính, hiệu quả. 

 

Thuốc đông y trị dạ dày đại tràng hiệu quả và dứt điểm

Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của viêm đại tràng mãn tính là ung thư đại tràng. Đây là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 4 sau ung thư dạ dày, ung thư phổi và ung thư gan. Theo thống kê của bộ y tế, 20% người bệnh viêm đại tràng sẽ chuyển thành ung thư đại tràng.

Cơ thắt thực quản dưới hoạt động kém hiệu quả khiến cho các phần bên trong dạ dày trào ngược vào thực quản gây đau bỏng rát. Trào ngược kéo dài có thể dẫn đến viêm thực quản, chít hẹp và trong trường hiếm là dị sản hoặc ung thư. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, đôi khi bằng nội soi có hoặc không có kiểm tra axit. Điều trị bao gồm thay đổi lối sống, ức chế axit dịch vị bằng cách sử dụng Thuốc Đông y điều trị dạ dày - đại tràng DR. TUYTrào ngược dạ dày tuy không dễ dàng điều trị dứt điểm, có tỉ lệ tái phát cao nhưng nếu người bệnh theo đúng phác đồ điều trị kèm với các thay đổi về lối sống và thói quen ăn uống thì hoàn toàn có thể kiểm soát được.

Thuốc hỗ trợ điều trị dứt điểm, ngăn chặn biến chứng, các bệnh nhân nên điều trị ngay từ sớm để tránh hậu quả về sau. Biện pháp hiệu quả, an toàn nhất đó là sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm đại tràng ngay từ sớm. Ngày nay với việc phát triển của Y học phương Tây, những loại thuốc mới được điều chế để chữa trị cho người bệnh. Tuy nhiên bên cạnh đó Đông Y vẫn giữ được nét đặc trưng riêng của mình khi rất nhiều loại thuốc tiếp tục được lưu truyền từ đời này sang đời khác và ngày càng được phát huy công dụng của mình và bài thuốc Đông Y chữa viêm dạ dày là một trong những bài thuốc gia truyền và có tác dụng rất cao trong việc điều trị bệnh.

 

Chế độ ăn uống, sinh hoạt dành cho người bị bệnh dạ dày - đại tràng

Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề rắc rối liên quan đến đại tràng, hãy lưu ý một vào nguyên tắc sau để xây dựng một chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng tốt nhất:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Hãy bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch nhằm ngăn chặn và chống lại dịch bệnh
  • Đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu nước của cơ thể. Người lớn nên uống 2 – 3 lít nước mỗi ngày bởi nước không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn giúp kích thích nhu động ruột và giúp quá trình bài tiết độc tốc trong cơ thể hiệu quả hơn
  • Nên ăn các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa thay vì ăn những thực phẩm khó tiêu như đồ chiên rán, chứa nhiều dầu mỡ và đồ cay nóng
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia, chất kích thích và không được hút thuốc lá
  • Chia nhỏ bữa ăn để thức ăn được tiêu hóa dễ hơn. Ngoài ra, việc chia nhỏ bữa ăn cũng làm giảm bớt áp lực lên đại tràng, giúp bệnh không tiến triển nặng và hỗ trợ điều trị bệnh
  • Với những bệnh nhân bị bệnh Crohn, không nên ăn các thực phẩm từ sữa vì chúng khiến tình trạng tiêu chảy nặng nề hơn
  • Luyện tập thể dục thể thao đều đặn đê kích thích nhu động ruột, năng cao sức khỏe và tăng cường tuần hoàn máu đến đại tràng
  • Không nên thức khuya, làm việc quá sức, tránh căng thẳng, stress vì chúng có thể là nguyên nhân khiến bệnh ngày càng thêm nặng

 

GIỚI THIỆU THUỐC ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG DR-TUY

Thuốc điều trị dạ dày đại tràng

 

Thuốc dạ dày đại tràng

 

1. Thành phần. 

- Gồm các vị thuốc đông dược, được bào chế theo bí quyết gia truyền.

2. Công dụng.

- Hỗ trợ các bệnh lý dạ dày như: Ợ hơi, ợ chua, viêm trợt, loét, trào ngược dịch vị dạ dày...

- Hỗ trợ các bệnh lý về đường tiêu hoá như: Ăn uống khó tiêu, viêm ruột, viêm đại tràng, viêm đại tràng mạn tính...

- An thần, tạo giấc ngủ sinh lý.

3. Liều dùng.

- Người lớn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12 viên, sáng, chiều sau ăn 30 phút.

- Trẻ em từ 2-6 tuổi. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 viên, sáng, chiều sau ăn 30 phút.

- Trẻ em từ 6- 16 tuổi. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 7 viên, sáng, chiều sau ăn 30 phút.

LƯU Ý

- Kiêng kỵ. Rượu, bia, các chất cay nóng... trong quá trình sử dụng thuốc.

- Không dùng cho phụ nữ có thai và đang nuôi con bú.

- Dừng sử dụng khi có biểu hiện quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

 BẢO QUẢN

- Nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp.

 

 

Đánh giá: 

Điểm 0 /5 dựa vào 0 đánh giá
Gửi đánh giá của bạn về bài viết:    Gửi đánh giá
Tin liên quan

ẢNH HƯỞNG LÂU DÀI CỦA COVID-19 ẢNH HƯỞNG LÂU DÀI CỦA COVID-19
Sau khi hồi phục từ COVID-19, hầu hết những bệnh nhân đã khỏi COVID-19 sẽ dần dần trở nên tốt hơn trong vài ngày hoặc vài tuần và hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên,...

Bs TUY- HƯỚNG DẪN CÁCH TẮM NẮNG CHO TRẺ SƠ SINH Bs TUY- HƯỚNG DẪN CÁCH TẮM NẮNG CHO TRẺ SƠ SINH
Bs Tuy hướng dẫn cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh. Phơi nắng có tác dụng như thế nào? đối với cơ thể nhất là với đối tượng là trẻ sơ sinh, khi mà hệ miễn...

Loét da vùng cùng cụt do nằm bất động lâu ngày Loét da vùng cùng cụt do nằm bất động lâu ngày
Việc nằm bất động trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có loét da vùng cùng cụt. Đây là một vấn đề nghiêm trọng đối...

Loét da vùng cùng cụt cần chăm sóc như thế nào Loét da vùng cùng cụt cần chăm sóc như thế nào
Loét da vùng cùng cụt là một vấn đề sức khỏe da phổ biến có thể gây ra nhiều phiền toái và khó chịu. Việc chăm sóc đúng cách là rất quan trọng để giảm...

Nguyên nhân loét da ở người già nằm lâu và cách điều trị bằng Cao dán gia truyền Nguyên nhân loét da ở người già nằm lâu và cách điều trị bằng Cao dán gia truyền
- Người cao tuổi, các cơ quan trong cơ thể dần lão hoá và gây ra một số bệnh khác nhau tuỳ từng người, nhưng có một số nguyên nhân sau sẽ làm cho người cao tuổi...

Cấp độ loét da tì đè Cấp độ loét da tì đè
Loét da tì đè là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả. Trong bài viết này,...

Chế độ dinh dưỡng phòng loét do tì đè Chế độ dinh dưỡng phòng loét do tì đè
Loét do tì đè là một vấn đề nghiêm trọng đối với những người phải nằm liệt giường, đặc biệt là những người già hoặc bệnh nặng. Chế độ dinh dưỡng...

Dự phòng loét tì đè cho người già Dự phòng loét tì đè cho người già
Loét tì đè, hay còn được gọi là loét ép là một vấn đề phổ biến đối với người già, đặc biệt là những người có sức kháng yếu và khả năng di chuyển...

Bệnh thiếu máu có nên uống tam thất bắc không? Bệnh thiếu máu có nên uống tam thất bắc không?
Tam thất bắc là một loại thảo dược truyền thống trong y học tại một số nước Đông Á như Việt Nam, Trung Quốc, v.v.v. Tam thất bắc được sử dụng để cải...

Cách chữa sưng đau tràn dịch khớp gối tại nhà bằng Cao dán Đông y Cách chữa sưng đau tràn dịch khớp gối tại nhà bằng Cao dán Đông y
Mặc dù y học hiện đại ngày càng phát triển, tuy nhiên việc tìm kiếm các phương pháp điều trị đau khớp gối hiệu quả và an toàn tại nhà luôn được mọi người...

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

QC 2 Qc1
Drdutuy.vn
Bs Nguyễn Dư Tuy
Căn 48- Thuỷ Nguyên- KĐT Ecopark- Văn Giang- Hưng Yên
( Gần trường Quốc tế Edison)
Thời gian làm việc: Sáng 8h-12h. Chiều 13h-16h
( Nghỉ chiều thứ 7 và ngày Chủ nhật)
 
Điện thoại, Zalo: 0989.745.077
Hotline: 0989.745.077
Email: caodanvetthuong@gmail.com
Mạng xã hội
Facebook youtube zalo
Bản quyền thuộc về Drdutuy.vn
Gọi ngay: 0989.745.077
zalo icon zalo icon